Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

Điều con muốn nói - Tác giả Vũ Thị Thúy


ĐIỀU CON MUỐN NÓI!

Ơn cha núi chất trời Tây
Láng lai nghĩa mẹ nước đầy biển Đông.
Ơn cha trọng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời mang nặng đẻ đau.
Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ.

Cha mẹ! Hai từ trong ngữ tiếng việt ôi sao ngắn ngủi nhưng ý nghĩa của nó lại bao la, rộng lớn quá. Sau đây là cuộc đời của chính người ba thân yêu của tôi.

Ba là con trưởng trong gia đình thuần nông có 4 anh em với trọng trách và nghĩa vụ trụ cột trong nhà. Năm ba 11 tuổi, cuộc đời Ba đã bước sang một trang mới với một màu đen vây kín, Thần Chêt đã cướp đi người cha của mình thân yêu cũng chính là ông Nội tôi . Đó là một bước ngoặt mới trong cuộc đời của ba.Gánh nặng gia đình lúc đó do ba và bà nội gánh vác và lo toan. Ý chí thôi thúc phải vượt lên hoàn cảnh.Nhg không phải vì thế mà việc học hành của ông lỡ dở mà ngược lại ba vừa lo việc học và giúp bà nội kiếm tiền lo cho cuộc sống gia đình. Ngoài thời gian đi học ba đi làm ghi công(*) cho hợp tác xã.Tối đến đèn sách bài vở rùi nghỉ ngơi.2 giờ sáng tờ mờ gà chưa thức ba tôi đã thức giấc dậy với công việc hàng ngày là câu cá phụ bà nội có tiền đong gạo nuôi gia đình. Ở làng quê hẻo lánh, heo hút ấy, cùng cái rét cắt da cắt thịt của khí trời Miền Bắc, cái giờ đó người người đang chìm sâu vào giấc ngủ êm đềm ,nhưng chỉ có ba đang đối mặt với những khó khăn vất vả ấy.Cuộc sống là thế! Sự vất vả dạy cho chúng ta biết phấn đấu vươn lên.Ba đã cố gắng và không nề hà gì và xem đó như là một niềm vui.Và ba vui nhất là mỗi ngày cứ đến 5h sáng có mặt ở nhà và mang thành quả về cho bà nội lượng cá kha khá để bà kịp đón phiên chợ đầu ngày. Và rùi ba lại tiếp tục công việc vệ sinh cá nhân, cơm nước cho bản thân và lại sách vở đến trường.

Dần theo năm tháng bà nội cùng ba cũng lo được cho các em được học hành đầy đủ với mong ước sau này không vất vả như ba bây giờ và có một tương lai tươi sáng hơn.Và rùi ba và các em cũng đã trưởng thành nhg vì tính chất công việc và muốn vươn lên trong cuộc sống nên các em đã quyết định xa quê lập nghiệp riêng ba vì trọng trách con trưởng nên ba ở lại trên mảnh đất với bao nguy khó , vất vả đã nuôi ba và các em nên người.Lần lượt ba cũng tìm được một nửa riêng cho mình ,các em cũng có gia đình riêng.Cứ nghĩ cái khổ đã đi xa mãi….

Lại một bước ngoặt tiếp theo của cuộc đời ba. Ba và mẹ cưới nhau, khi ấy mẹ vừa sinh anh trai mẹ mắc bệnh sỏi thận rất nặng với trang thiết bị y tế thời đó tưởng trừng mẹ không thể vượt qua nỗi…. Người duy nhất vẫn giữ vững niềm tin vào cuộc sống. Ấy chính là Ba. Ba đã cố gắng lấy lại niềm tin cho mẹ chạy chữa khắp nơi. Một bên là mẹ, một bên là con nhỏ và công việc cứ quấn lấy vào nhau như muốn vật ngã” một bức tường thành rắn chắc” không chịu nhúng nhường. Hết giờ làm việc Ba lên viện với mẹ, xong lại về chăm con.Cuối cùng, ba quyết đinh gửi các con bên bà ngoại chăm nom đỡ đần hôm sớm, mình ba và bà nội không thể chăm được nhiều. Thời điểm đó Ba đủ điều kiện được cơ quan cử ra nước ngoài học lớp bồi dưỡng cán bộ viên chức để phục vụ cho cơ quan, nhưng Mẹ bệnh các con còn quá nhỏ, giữa sự nghiệp và Gia đình, Ba đã chọn gia đình là tất cả. Vậy là cơ hội sự nghiệp đã không đến được với ba nhưng đổi lại mẹ đã khỏi bệnh, các con khoẻ manh và lớn khôn – đó là một hạnh phúc, một niềm vui lớn lao trong cuộc đời không chỉ riêng Ba mong muốn. Và rùi tôi và các em được sinh ra.

Dưới sự chăm sóc dậy dỗ của ba mẹ, sự bao bọc của các anh chị từ lúc cất tiếng khóc chào đời, đến khi lớn, bít suy nghĩ, tôi đã hiểu hơn thế nào về gia đình về ba, mẹ, anh, chị, em, biết hỏi những câu hỏi rất ngây thơ của trẻ con: bà ơi, sao người ta gọi là quê hương bà nhỉ?Hay bà kể về ông về ba con nghe đi bà nhé? Ông con trông thế nào, có giống bố con không, chú con có giống bố con không…. Từ những câu hỏi đó tôi đã dần bít được về họ, về gia đình và nhất làcuộc sống và tuổi thơ của ba tôi…….

Cuộc đời ba tôi luôn gặp khó ăn lận đận.Cái khổ như một con dĩa đeo bám mãi không tha.Một lần nữa năm em trai tôi 9 tuổi mắc căn bệnh nhiễm trùng máu. Cả gia đình ai ai cũng hoang mang tinh thần, riêng Ba luôn điềm đạm bình tĩnh như tính vốn có, ông đã lấy được sự thăng bằng trong gia đình. Một năm lo chạy chữa bệnh cho em, đã làm sức khoẻ của Ba giảm sút. Thể hiện rõ nét trên khuôn mặt Ba, sự hao gầy do thức đêm trông em, lo toan kinh phí , thuốc thang …. Tất cả Ba phải cáng đáng. Có lẽ “ Người hiền luôn gặp lành” như ông cha ta thường nói. Trời không phụ lòng người, Ba cũng được trời đất thấu hiểu nên cuộc đời lại mỉm cười đem lại niềm vui là em khỏi bệnh .

Tôi nhớ khi em tôi khỏi bệnh chưa được xuất viện, do nằm trên giướng bệnh rất lâu ngoài đọc những cuốn truyện, em tôi chưa ra khỏi giường bệnh nên em muốn được đi dạo chơi. Bệnh em chưa khỏi hẳn không tự bước đi được, Ba đã cõng em trên lưng sờn vai áo-chiếc lưng đã một đời vất vả vì con, không biết mệt mỏi dù sớm hôm, chưa từng được ngủ một giấc ngủ thoải mái, chưa từng được nằm trên những chiếc chăn bông êm ái dù chỉ một lần. Đường tuy dài nhưng với Ba, nó không bằng một góc nhỏ cuộc đời mà ba đã đi qua.Vỉa hè quanh hành lang bệnh viện như vắng hơn, giữa khí trời nóng bức của đoạn đường này như càng tăng them nhiệt huyết và sức lực cho người ba thân yêu của chúng con. Dòng người tấp nập dần lên, cuối cùng cũng đến được công viên Thủ Lệ. Tới nơi nhìn những giọt mồ hôi lăn dài trên trán, khuôn mặt hốc hác, tiều tuỵ chạy dài theo năm tháng & nhất là sau lưng tấm áo ……… lòng tôi thắt vặn. Chỉ như thế cũng hiểu được tình yêu thương của ba tất cả dành cho con lớn như biển trời.

Thời gian cứ lặng trôi, ngoài thời gian công việc ở cơ quan ba tranh thủ làm việc đồng áng để có thêm thu nhập nuôi anh chị em tôi ăn học. Thấy ba vất vả, anh chị em tôi cố gắng học hành. Tôi còn nhớ khi ba đưa bọn tôi ra bến xe lên Hà Nội- lần đầu tiên đi xa học ba dặn dò rất kỹ: “ Ở nhà ba mẹ là nhất, ra đường thiên hạ là nhất ”, “cuộc sống xa nhà phải sống thật tiết kiệm và sống có ích’’con nhé! nghĩa là ở nhà với ba mẹ thì thế nào cũng được nhg khi ra xã hôi phải bít thích nghi với môi trường rộng lớn; Tôi khắc ghi từng câu từng chữ lời ba tôi dặn, bởi cuộc đời khó lắm ai ơi, Ba đã trải qua nên Ba biết những khó khăn ấy …..
Hàng tháng ba gởi tiền cho chị em tôi ăn học, cầm tiền ba đưa để chi tiêu cuộc sống hàng trên đất thành thị tôi cảm nhận được nỗi nặng nhọc của Ba để có tiền đó cho chị em ăn học …

Ra trường đi làm kỳ lãnh tháng lương đầu tiên, tôi lo thu xếp về quê ….. người đầu tiên tôi muốn khoe là ba mẹ và biếu kỳ lương đó để ba mẹ vui, để ba mẹ bít rằng con gái của ba đã trưởng thành có thể tự lập và lo cho bản thân. Nhìn Ba má tôi thấy được sự rạng rỡ trên khuôn mặt nhg không hết sự lo lắng vì đó mới chỉ là sự bắt đầu, còn biết bao sóng gió mà con sẽ phải gặp. Con rất hiểu ý ba và con tự nhủ sẽ không làm ba phải thất vọng hay lo lắng nữa.

Thời gian đi học và đi làm xa nhà cũng đã thấm thoát 10 năm. Có bít bao thăng trầm sóng gió trong cuộc sống nhg con vẫn tự nhủ, an ủi, tự kiên cường và mỉm cười vượt qua cái được gọi là cuộc sống. Bởi vì trong con luôn cảm nhận đường con đi luôn có bóng ba nhìn theo.

Giá như con có thể biểu lộ những tình cảm của con bằng lời nói với ba thì chắc rằng ba sẽ rất an lòng nhg con lại không làm được như thế, bởi lẽ vốn tính con là người không biết biểu lộ tình cảm và cảm xúc, nhưng con nghĩ ba cũng cảm nhận được những tình cảm ấy qua hành động của con.

Điều con muốn nói “ CẢM ƠN BA MẸ ”


Bài dự thi: “Yêu thương con dành tặng cha mẹ”
Tác giả: Vũ Thị Thuý
Nick: hathuy271
Điện thoại: 0904.196.806
Địa chỉ lien lạc: 216L Quang Trung, phường 10,Gò vấp, HCM
Email: hathuy227@gmail.com

Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Blog Yêu thương con dành tặng Cha Mẹ
Designed by BlogThietKe Cooperated with Duy Pham
Chịu trách nhiệm nội dung Phan Tuấn Nam Mod diễn đàn Webketoan
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top